Tin mới nhất vụ Thẩm mĩ viện Cát tường
Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014
Nếu không tìm thấy xác chị Huyền khó có thể tìm thấy căn cứ để truy tố tội bác sĩ Tường.
Nếu không tìm thấy cũng...đành chịu!
Luật sư Tám phân tích, trong vụ án này có rất nhiều bằng chứng vật chất khác ngoài thi thể của nạn nhân có thể được thu thập làm chứng cứ của vụ án. Chẳng hạn như, lời khai của ông Tường, của các nhân viên ở viện thẩm mĩ, của vợ ông Tường, của ông Khánh; các bằng chứng như phiếu thu, chứng từ, hóa đơn thu giữ ở viện thẩm mĩ cho thấy có sự hiện diện của chị Huyền ở viện thẩm mĩ Cát Tường; rồi 11 ống xi lanh hút mỡ của nạn nhân; những nhân chứng như cô gái đến viện thẩm mĩ sửa mũi chứng kiến thấy Khánh cầm túi nylon loại lớn; những dấu vết còn để lại trên chiếc xe ô tô chở xác nạn nhân…
Nếu không tìm thấy cũng...đành chịu!
Trả lời báo chí về vụ án xảy ra tại thẩm mĩ viện Cát Tường, Thứ trưởng thường trực Bộ Công an Đặng Văn Hiếu cho biết sau hơn 50 ngày nỗ lực tìm kiếm nhưng vẫn chưa thấy xác nạnnhân Lê Thị Thanh Huyền.
"Chưa thể khẳng định có khả năng tìm thấy xác hay không, nhưng nếu không thấy thì cũng đành phải chịu", ông Hiếu nói. Theo Thứ trưởng, quan điểm của Bộ là "chứng cứ đến đâu xử lí đến đó", dù việc tìm kiếm không có kết quả thì nghi phạm vẫn phải bị đưa ra xét xử.
Trước đó, chị Thanh Huyền đến thẩm mĩ viện Cát Tường do bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường làm chủ để hút mỡ bụng, nâng ngực. Quá trình có sai sót, chị Huyền tử vong và bị bác sĩ cùng đồng phạm ném xác xuống sông Hồng phi tang. Hơn một tháng qua, nhiều thông tin cho biết tìm được xác gần sông Hồng lẫn những khu vực lân cận, nhưng sau lại phát hiện không phải thi thể chị Huyền, khiến gia đình và người thân đau lòng nhưng vẫn không ngừng nuôi hi vọng.
Luật sư Lưu Văn Tám (Đoàn luật sư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) thẳng thắn đánh giá: “Vẫn xử được dù không tìm thấy thi thể người chết nếu truy tố ông Tường về 2 tội danh đã truy tố”.Luật sư Tám phân tích, trong vụ án này có rất nhiều bằng chứng vật chất khác ngoài thi thể của nạn nhân có thể được thu thập làm chứng cứ của vụ án. Chẳng hạn như, lời khai của ông Tường, của các nhân viên ở viện thẩm mĩ, của vợ ông Tường, của ông Khánh; các bằng chứng như phiếu thu, chứng từ, hóa đơn thu giữ ở viện thẩm mĩ cho thấy có sự hiện diện của chị Huyền ở viện thẩm mĩ Cát Tường; rồi 11 ống xi lanh hút mỡ của nạn nhân; những nhân chứng như cô gái đến viện thẩm mĩ sửa mũi chứng kiến thấy Khánh cầm túi nylon loại lớn; những dấu vết còn để lại trên chiếc xe ô tô chở xác nạn nhân…
Ông Tám diễn giải thêm, chẳng hạn như chất dịch từ người chết tiết ra để lại trên xe, một sợi tóc của nạn nhân trên xe ô tô, chiếc điện thoại của nạn nhân… Tất cả những cái này đều là nguồn chứng cứ, là cơ sở để buộc tội đối với ông Tường.
“Nhưng nếu khởi tố, truy tố ông Tường về tội danh "giết người" thì bắt buộc phải tìm thấy thi thể nạn nhân. Bởi theo nguyên tắc có lợi cho bị cáo chỉ buộc tội bị cáo giết người nếu tìm thấy thi thể, giải phẫu tử thi, chứng minh nạn nhân chưa chết trước khi bị vứt xuống nước, thì mới đủ cơ sở buộc tội ông Tường”, luật sư Tám nhận định.
Đồng tình với ông Tám, nhưng luật sư Nguyễn Kiều Hưng (Hãngluật Giải Phóng, Tp. HCM) cho rằng nếu cơ quan công an không tìm thấy xác của nạn nhân thì công tác điều tra, truy tố sẽ gặp khó khăn rất lớn.
Đồng quan điểm này, một phó viện trưởng của Viện KSND cấp quận cũng khẳng định nguyên tắc xét xử của nhà nước là trọng chứng hơn trong cung (bằng chứng hơn lời khai).
Tuy nhiên lời khai của bị can, bị cáo phù hợp với các chứng cứ khác như lời khai của nhân chứng, của đồng phạm và các bằng chứng khác thì được xem là chứng cứ buộc tội, không cần phải tìm thấy thi thể.
Tuy nhiên, một thẩm phán tòa hình sự TAND Tp. HCM thì vẫn băn khoăn về vụ án vì cho rằng khó có thể buộc tội. "Ví dụ như một vụ trộm cắp, cướp giật, các bị cáo khai nhận chi tiết nhưng vẫn không thể buộc tội nếu không tìm được bị hại”,vị thẩm phán này nói.
Vị thẩm phán này cho biết thêm, trong nhiều năm xét xử các vụ án, ông cũng chưa bao giờ gặp trường hợp vụ án nào mà không có bị hại hay nạn nhân.
Tuy nhiên, ông cũng lưu ý thêm rằng:“Dù bị can, bị cáo có khai nhận tội phù hợp với nhau nhưng biết đâu đó chỉ là hành động cố “chạy” một tội khác nặng nề hơn. Kết tội một con người không thể suy diễn và chưa có vụ án nào chỉ xử theo lời nhận tội".
Do vậy việc tìm thấy thi thể nạn nhân là yêu cầu bắt buộc trong việc xác định xem bị can có "chạy một tội lớn hơn" là giết người hay không?
Trong vụ án này, để chứng minh bác sĩ Tường có hành vi giết người, cơ quan điều tra cần chứng minh nguyên nhân dẫn đến cái chết của chị Huyền. Kết quả khám nghiệm tử thi và giám định pháp y sẽ xác định được điều này.
Vì vậy, để có cơ sở chắc chắn nhất giúp xác định đúng hành vi phạm tội, bằng mọi cách cần phải tìm bằng được xác của nạn nhân.
Trường hợp không tìm thấy xác nạn nhân (khó có thể xảy ra nhưng không phải là không thể - PV), theo luật sư Hưng, cần dựa vào các chứng cứ mà cơ quan cảnh sát điều tra thu thập được, lời nhận tội của bị can để xác định hành vi phạm tội của bị can.
Luật sư Hưng cho hay để xác định một người đã chết hay chưa cần phải dựa vào kết quả đo điện não. Theo đó hoạt động điện não của con người ngừng hoạt động có nghĩa là người đó đã chết.
Như vậy, cơ quan cảnh sát điều tra cần chứng minh được bác sĩ Tường có hành vi giết người và việc phải tìm thấy xác nạn nhân gần như là yêu cầu bắt buộc.
Nếu giả thiết "không tìm thấy xác nạn nhân" trở thành hiện thực, hành vi giết người với lỗi cố ý gián tiếp hay hành vi vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh của bác sĩ Tường sẽ được cơ quan cảnh sát điều tra xem xét.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủtịch Hội luật gia Tp. HCM, cho hay việc tìm xác là để có cơ sở xác định tội danh của vị bác sĩ này.
“Trong trường hợp không tìm thấy xác thì căn cứ vào những gì đã được cơ quan điều tra xác định, dựa trên những bằng chứng như dao mổ của bác sĩ, lời khai của người làm chứng, người bị hại, người bị bắt và tạm giữ, lời khai của bị can để có thể đưa ra quyết định khởi tố vụ án”, luật sư Hậu phân tích thêm.
Theo luật sư Hậu, dù chưa được thẩm định, nhưng lời khai của bác sĩ Tường rất quan trọng trong việc giải quyết vụ án.
“Ví dụ, bác sĩ Tường khai khi vứt xác không cột đá nhưng nếu tìm thấy xác có cột đá thì đây được xem là tình tiết tăng nặng. Hay khi tìm thấy xác, cơ quan điều tra sẽ giám định pháp y, nếu phát hiện trong phổi nạn nhân có nước thì coi đây là yếu tố để xác định bác sĩ Tường tội cố ý giết người. Bởi phổi có nước là cơ sở khẳng định nạn nhân còn sống trước khi bị vứt xác”, luật sư Hậu lí giải.Luật sư Nguyễn Văn Tú, Giám đốc công ty luật TNHH Fanci cho biết: "Bộ Công an không được đầu hàng, bao nhiêu công sức của gia đình, các nhà khoa học, các cơ quan chức năng khác và nhà ngoại cảm tìm cách kiếm tìm thi thể, đến nay chưa tìm được nhưng vẫn cần phải tiếp tục tìm kiếm thi thể nạn nhân để có những căn cứ chuẩn xác nhất".Bộ Công an không được "đầu hàng"Trước thông tin lãnh đạo Bộ Công an cho biết, trong trường hợp không tìm thấy thi thể chị Huyền thì án đến đâu, xử lí đến đó. Luật sư Tú cho rằng: "Phải căn cứ xem Bộ Công an làm được đến đâu thì mới có kết luận đến đó, tùy thuộc theo số lượng chứng cứ mà cơ quan điều tra thu thập được, không thể nói 1 câu đơn giản là không tìm thấy xác thì không truy tố.Có những vụ có hành vi giết người nhưng chưa giết được nhưng đủ chứng cứ thì vẫn có thể truy tố, tức là cứ có căn cứ và đủ chứng cứ cấu thành tội phạm là truy tố được. Theo luật sư Tú, việc có tìm thấy thi thể chị Huyền hay không không hẳn là yếu tố bắt buộc để truy tố bác sĩ Tường tội giết người."Để có căn cứ truy tố về tội danh giết người, Bộ Công an phải thu thu thập đầy đủ những chứng cứ về tất cả các yếu tố có liên quan đến vụ việc. Giết người là cố tình tước đoạt trái phép tính mạng của người khác, vì vậy nếu có đủ chứng cứ về việc bác sĩ Tường cố ý giết người thì có thể truy tố được. Phải xem công an điều tra được những căn cứ nào".Trong khi đó, Luật sư Trần Thu Nam, trưởng văn phòng Luật sư Tín Việt và Cộng sự đồng tình với quan điểm của Bộ Công an."Bộ Công an nói đúng vì nếu chưa tìm được xác thì án tới đâu ta xử đến đó. Vì nếu truy tố một người về tội danh giết người thì ngoài việc phải có lời khai của bị can, bị cáo phải có chứng cứ về người bị hại, phải có các chứng cứ khác và dấu vết thu được ở hiện trường, kết quả giám định tài sản, nguyên nhân chết là do đâu. Theo tôi, nếu không tìm thấy xác chị Huyền khó có thể tìm thấy căn cứ để truy tố tội bác sĩ Tường". Cũng theo luật sư Nam, trong 2 tội danh mà Bộ Công an đã khởi tố bác sĩ Tường trước đó chỉ đúng một tội danh ở điều 242 Bộ luật hình sự (Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác), còn điều 246 của Bộ luật hình sự là tội xâm phạm thi thể là chưa đúng bởi chưa tìm được xác nạn nhân, chưa có chứng cứ nào có thể kết luận tội danh thứ 2 này được.Có thông tin bác sĩ Tường chặt xác nạn nhân cho vào bao tải nhưng cũng chưa tìm được bao tải nên không thể kết luận là bác sĩ Tường xâm phạm thi thể. Luật sư Nam cho biết:"Trong vụ này thì vấn đề tìm được xác nạn nhân Cát Tường gần như là yếu tố quyết định để khởi tố bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường tội giết người". Theo VietQ
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã góp ý cho bài viết